Đọc bài này đi các bạn: Facebook và làn sóng bất mãn trên không gian ảo ở Việt Nam — Tuấn Khanh’s Blog

Facebook và làn sóng bất mãn trên không gian ảo ở Việt Nam — Tuấn Khanh’s Blog
Câu chuyện của nữ sinh Trương Thị Hà có lẽ là một trong những cột mốc đáng nhớ nhất về những ngày tháng mà Facebook trở nên bất thường với những người bất đồng chính kiến hay với những người chỉ muốn chân thành bày tỏ quan điểm của mình.

Hà là sinh viên Luật. Cô tham gia cuộc biểu tình ngày 17/6/2018 với một tấm biểu ngữ và niềm tin trong trắng rằng chính quyền là những người biết lắng nghe. Thế nhưng cô bị bắt lôi vào khu tập trung thẩm vấn và tra tấn ở Tao Đàn, quận 1. Nơi đó cô liên tục bị đánh đập dã man, sỉ nhục và ép nhận một tội trạng mơ hồ bởi những nhân viên khoác áo nhà nước lẫn thường phục nhưng côn đồ. Sau đó, khi ông Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hồ Chí Minh xuất hiện, Hà khóc và lên tiếng cầu cứu, thế nhưng nhân vật này đã từ chối.

Câu chuyện bất nhẫn và chứa đựng nhiều khía cạnh về giá trị của tính người và bộ dạng chung của giới trí thức xã hội chủ nghĩa, đã được Hà kể lại trên Facebook của mình với một nỗi buồn về ý nghĩa thầy trò, nhận được rất nhiều sự chia sẻ. Nhưng bất ngờ sau một thời gian ngắn, bài viết này đã bị ban quản trị Facebook xóa bỏ mà không có một lời giải thích rõ ràng nào.

Đây không phải là lần đầu tiên. Kể từ sau cuộc gặp của bà Monika Bickert, Giám đốc chính sách quản lý toàn cầu của Facebook và Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn vào ngày 26-4-2017 tại Hà Nội, các trường hợp xóa bài, khóa trang, không hiển thị… trên hệ thống Facebook ở Việt Nam dựa trên “vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng” ngày càng nhiều và càng đậm màu sắc chính trị theo kiểu con buôn thỏa hiệp với Đảng cộng sản Việt Nam.

Nhiều nhà hoạt động hay giới ủng hộ tự do ngôn luận nói rằng dù họ phát biểu ôn hòa, và thường chỉ là khuấy động về việc đòi sự minh bạch trong chính sách xã hội, nhưng họ luôn là nạn nhân của các cuộc trừng phạt không lời từ Facebook. Có ý kiến cho rằng sai lầm đó là do các lực lượng cực đoan được nhà nước nuôi dưỡng trên không gian mạng như Hội cờ đỏ, Lực lượng 47, Hội chống phản động… đã tổ chức report đánh phá. Nhưng có vẻ cách giải thích này cũng là một loại bình phong khá thuận tiện cho phía quản trị Facebook, bất chấp bà Monika Bickert hay chính Mark Zuckerberg từng khẳng định công ty Facebook đủ sức hiểu biết và kiểm soát được mọi thứ từ các thuật toán thông minh thể hiện khả năng trí tuệ nhân tạo.

Thế nhưng, ở cột mốc của câu chuyện nữ sinh Trương Thị Hà lại có những tình tiết rất thú vị. Chỉ vài mươi phút sau khi bài viết của cô sinh viên bị hệ thống Facebook im lặng xóa đi, người ta thấy trên các blog của mạng xã hội Minds, bài viết này nhanh chóng được nhân ra và dẫn ngược về các trang Facebook. Lần đầu tiên, sự cấm đoán nội tại của Facebook đã vấp phải một phản ứng mới mẻ của người dùng: Họ không gửi thư xin xỏ việc có lại bài hay thôi khóa trang, mà tức thì lên tiếng đáp trả thái độ độc tài bằng công cụ mới.

Trong vài ngày qua, những người quản lý Minds chắc cũng bất ngờ khi thấy một lượng lớn người dùng từ Việt Nam tràn sang, khiến nơi này trở nên rộn rịp với nhiều câu hỏi. Nhiều nhất là những câu hỏi và đề nghị phiên bản tiếng Việt cho đoàn người exodus từ Facebook. Có một người nước ngoài khi thấy sự bất thường này đã hỏi rằng có chuyện gì ở Việt Nam, một cư dân mới đến đã giải thích rằng Facebook ở Việt Nam trở nên không còn an toàn nữa, và mọi người muốn tìm một nơi cư trú hay diễn đàn mới.

Lúc này, một làn sóng khác thì đang kêu gọi mọi người đừng rời bỏ và hãy tiếp tục dùng Facebook như một công cụ để thể hiện hoạt động bất tuân dân sự với luật an ninh mạng, vốn được coi là thủ thuật vươn xa bộ máy kiểm duyệt hà khắc và độc đoán của những người cộng sản.

Với 50 triệu tài khoản, Facebook đang là một hiện tượng phục sinh của quyền lực thứ tư tại Việt Nam từ khoảng năm 2010. Nó là cuộc cách mạng nhận thức của hàng triệu người Việt từ thành thị đến nông thôn, nhưng đồng thời cũng là nỗi hãi hùng của nhà cầm quyền trong thói quen bịt mắt hay bóp méo những vấn đề mà họ cần thao túng.

Những người rời bỏ Facebook nói rằng họ muốn bày tỏ một thái độ bất mãn với mạng xã hội này, đang mỗi lúc càng chuyên chính tư sản hơn. Có người nói trên trang nhà mới tại Minds rằng họ không muốn bị bán đứng hay bị động trước những âm mưu ập vào mình. Chưa có con số thống kê cụ thể nào về lượng người từ bỏ Facebook sang Minds, nhưng dự đoán rằng sang tháng 1/2019, tức vào thời điểm an ninh mạng được thi hành, sẽ còn nhiều nguời nữa nhập vào dòng exodus thời @ này.

Nhưng bên cạnh đó, nhiều người vẫn khẳng định rằng mình quyết chọn Facebook để làm mặt trận thông tin với nhà cầm quyền, bất chấp những hiểm nguy từ luật an ninh mạng. Thậm chí với những người đã có thêm tài khoản mới ở Minds, vẫn tuyên bố rằng họ mượn công cụ yểm trợ, để tiếp tục thể hiện sự bất mãn của mình với chính quyền, thậm chí với cả sự thỏa hiệp của Facebook ngay trên không gian quen thuộc mà họ đang mỗi lúc có nhiều chứng cứ hơn về sự bất tín.

Nhà cầm quyền Việt Nam có thể chưa tính đến điều này: Luật an ninh mạng nhằm để đe dọa người dùng mạng xã hội Việt Nam, nay đã không làm cho quá nhiều người lo sợ – thậm chí luật này đang được nhiều người gọi nhại đi là luật thú vật – mà ngược lại còn làm khiến làn sóng bất mãn cao hơn cùng với quyết tâm đối đầu với các sai lầm từnhà cầm quyền bằng tự do ngôn luận.

Cũng giống như cách mà nữ sinh Trương Thị Hà bị công an tra tấn và đe dọa, rồi bị từ chối cứu giúp từ người đại diện giới trí thức nhân văn xã hội chủ nghĩa, cô rất buồn nhưng không tuyệt vọng. Bị Facebook khóa bài nhưng Hà nhanh chóng phát lại quan điểm của mình trên Minds một cách mạnh mẽ và cả quyết. Làn sóng bất mãn chỉ khiến người ta mạnh hơn và khơi sức thách thức mọi sự man rợ mà họ đã chứng kiến từ nhà cầm quyền, kể cả sự man rợ đó được gọi bằng cái tên mỹ miều là “luật”

Tuấn Khanh’s Blog

Đăng bởi: Lê Khánh Vân | Tháng Tám 6, 2018

Khúc Lan, Người Nghệ Sĩ Chới Với Trên Giòng Nhạc

Nước Bỉ, vùng nói, viết ngôn ngữ Pháp, có một người tên là Jacques Brel. Cái tên Jacques Brel trở thành bất hủ, khi sống; bất tử, khi chết. Như chàng vẫn tồn tại với cuộc đời. Như chàng đã lơ lửng trong hư vô. Như chàng muôn thủa ở lại. Như chàng vĩnh viễn ra đi. Ne me quittes pas. Chàng bay vào nhạc sử, cùng Edith Piaff… Lừng lững. Vẻ vang. Ne me quittes pas. Đừng bỏ anh. Chàng hát ? Không đúng. Chàng diễn tả lời ca ? Hơi hơi đúng. Chàng kể lể tâm sự của chàng và của chúng ta ? Hoàn toàn đúng. Jacques Brel, nhạc sĩ tài ba ? Chẳng phải. Jacques Brel, ca sĩ tuyệt vời ? Chẳng phải. Thế Jacques Brel, cái gì vậy ? Jacques Brel là Jacques Brel. Chàng soạn những ca khúc truyền đạt tận đáy tâm hồn nhân loại. Chàng bắt chúng ta ngậm ngùi cảm động. Chúng ta cảm động ngậm ngùi. Chàng bắt chúng ta sướt mướt khóc lóc. Chúng ta khóc lóc sướt mướt. Chàng bảo chúng ta yêu thương nồng nàn. Chúng ta nồng nàn yêu thương. Chàng bào chúng ta quên hết thù hận. Chúng ta quên hết hận thù. Để cởi mở tấm lòng chân thật, mà sống đời Chân Thiện Mỹ. Nhất rồi, Jacques Brel !

Nước Việt Nam, vùng Thủ Dầu Một, miền Nam, có một người con gái, gọi rằng Khúc Lan, cháu chắt Khúc Thừa Dụ trên ngàn năm lịch sử. Cái tên Khúc Lan chưa lớn bằng cái tên Jacques Brel, sẽ lớn, vì, nàng còn trẻ lắm, và con đường nghệ thuật còn xa lắm, thăm thẳm trước mặt nàng. Nghệ thuật không có thiên tài. Thiên tài là sự cố gắng trau dồi nghệ tuật không ngừng. Đào đâu ra thần đồng âm nhạc, thần đồng văn chương, thần đồng tiểu thuyết, ở Việt Nam ? Bước chân vô nghệ thuật, người ta phải kiên nhẫn học hỏi, kiên nhẫn đến khi nhắm mắt, và không bao giờ chán nản, mệt mỏi. Và, đừng bằng lòng dại dột những gì mình đã có. Mình đã có những gì mình sẽ không có nữa. Nghệ thuật đứng im một chỗ. Bất động. Lúc nào đó, nhìn lại những gì mình đã có, hoảng hốt và buồn tênh than vãn : Mình đã có một thứ nghệ thuật chả đâu vào đâu. Sẽ có những gì tuyệt bích hơn. Nghệ thuật bất động. Mình bất động. Những gì sẽ có bất động. Than ôi, mình thở dài giã từ nghệ thuật. Với hối tiếc muôn vàn. Trường hợp Khúc Lan khác hẳn. “Vì, nàng còn trẻ lắm”. Như vừa mới say mê nghệ thuật. Như vừa muốn làm nghệ thuật. Nàng đã say mê nghệ thuật, đã làm nghệ thuật. Chợt nghe Kỷ niệm của Phạm Duy, nàng lên tiếng, trong đêm khuya heo hút : Xin đi lại từ đầu…

Khúc Lan, thuở sinh viên du học bên Nhật, đã chớm mơ mộng và lãng mạn.Cô gái Thủ Dầu Một của thị xã nên thơ nhất miền Nam, còn mang tên Bình Dương, nơi chở chất bao nhiêu người đã ôm ấp mảng cầu thơm  nồng tình nghĩa quê hương và người quê hương, lừng thững xa xứ Mẹ, mang theo nỗi hoang mang. Năm ấy, 1973, quê nhà đang hiu hắt chiến trường, quê người đã no nê thanh bình đến ích kỷ và tàn nhẫn. Hoa anh đào thi nhau đua nở, rợp kín mọi tủi cực của nhân loại. Những khổ nhục của riêng mình xếp đống lên nhau, canh cánh cõi lòng Khúc Lan. Hoa đào bất lực trong sứ mạng xóa sạch niềm đau đớn của nàng. Lãng mạn và mơ mộng vừa chớm nở quê nhà, đã úa héo quê người. Cơ man nốt nhạc nhẩy múa tưng bừng quanh hồn nàng, nhưng chẳng chịu đậu trên khuôn nhạc nàng. Khúc Lan rầu rĩ. Ngày lại ngày, đêm lại đêm, nàng mong tháng năm qua mau. Để nàng về Thủ Dầu Một ươm mơ. Chỉ quê hương, chính quê hương của nàng, mới giúp đỡ nàng toại nguyện giấc mộng trở thành người soạn ca khúc, và người truyền đạt ca khúc của mình tới dân gian.

Năm 1975, Khúc Lan sang Pháp. Bắt đầu một thân phận lưu vong. Nàng miên man sáng tác những ca khúc thương làng cũ, nhớ cảnh xưa. Ngậm ngùi. Hai chữ quê hương bàng bạc trong nhạc Khúc Lan. Nó rơi, rơi mãi, như nước mắt dân tha hương lưu lạc. Sầu ơi ! Rồi, một ngày kia, không thể nghe giọt lệ đổ xuống đời, Khúc Lan đẩy ca khúc của mình qua một khúc rẽ mới. Nàng làm nhạc chiến đấu. Tổng hội sinh viên Paris hoan nghênh nàng nhiệt liệt. Tuổi trẻ gặp tuổi trẻ. Paris âu yếm Khúc Lan. Bốn tập nhạc liên tiếp xuất bản. Khúc Lan chiếm ưu thế, cơ hồ Trịnh Công Sơn. Khác nhau một điểm, một điểm thôi : Trịnh Công Sơn quẫy động Sàigòn trước 1975, Khúc Lan khẽ động Paris sau 1975. Trước và sau chỉ cách nhau gang tấc. Những người coi sáng tạo nghệ thuật là lẽ sống của đời mình, trước và sau xa hun hút, mịt mùng. Y hệt lịch sử Việt Nam chuyển biến, nghệ thuật Việt Nam biến chuyển theo. Nghệ thuật Việt Nam lưu vong thì cay đắng, nghẹn ngào. Ở Sàigòn, ta phóng nghệ thuật đu giây, nhẩy múa giữa bầu trời. Trịnh Công Sơn hát nhạc Trịnh Công Sơn, áp phích viết bằng tay, dán lấp cẩu thả lên vài bức tường gần nơi Trịnh Công Sơn xuất hiện, hàng ngàn thính giả tuổi trẻ náo nức tới chiêm ngưỡng Trịnh Công Sơn, và nghe TrinhCộng Sơn hát nhạc của chàng. Ở Paris, nghệ thuật âm thầm tuyệt vọng, im lặng như tờ. Khúc Lan hát nhạc Khúc Lan, quảng cáo trịnh trọng trên báo chí, áp phích in mầu đàng hoàng dán gần nơi Khúc Lan xuất hiện, chỉ có 300 thính giả tuổi trẻ, nhiều nhất, 100 thính giả, ít nhất, náo nức tới chiêm ngưỡng Khúc Lan, và nghe Khúc Lan hát nhạc của nàng. Paris, vùng tạm trú của nghệ thuật Việt Nam. Sàigòn, vùng vĩnh cửu, vùng linh thiêng, vùng đãi ngộ nghệ thuật Việt Nam. Người truyền đạt âm nhạc, hàng triệu thính giả sung sướng nghe. Người soạn ca khúc, hàng triệu thính giả cảm phục biết. Đem Paris tạm bợ so với Sàigòn vĩnh cửu, thấy tận lòng mình xót xa ! Ai bảo Paris hách hơn Sàigòn ? Khúc Lan giành lấy quyền trả lời : Sàigòn hách hơn Paris. Đủ thứ.

Đằng đẵng 8 năm, Khúc Lan cống hiến tài năng của mình cho Tổng hội sinh viên Việt Nam lưu vong, ở Paris.Tài năng của một người cống hiến một số người ít ỏi vậy sao? Khi Khúc Lan thất vọng Paris, một câu hỏi bất chợt hiện ra : Nhạc chiến đấu thôi ư ? Không phải. Nhạc chiến đấu phục vụ một giai đoạn ngắn ngủi nào đó. Nó sẽ chết, chết chẳng ai thương xót, vào một giai đoạn ngắn ngủi nào đó. Một cái tên đặt cho nó : Nhạc chiến dịch ! Xóa bỏ nó ngay. Bởi vì, âm nhạc dùng âm thanh để diễn tả niềm vui và nỗi buồn của con người, không diễn tả những cảnh thù hận, những cảnh giết chóc của loài người… Nói thật đúng, âm nhạc là nghệ thuật siêu đẳng rung lên tình yêu và hạnh phúc nhân sinh. Những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn biến đi, chỉ còn những ca khúc thương yêu của Trịnh Công Sơn tồn tại. Khúc Lan đã có câu giải thích. Và, tâm hồn nàng bị cuốn xoáy vô nhạc yêu thương và hạnh phúc. Năm 1983, Khúc Lan quyết định sang Mỹ định cư. Để sáng tác những ca khúc mới nhất.

Nước Mỹ, tiểu bang California, tưởng chừng, ưu ái Khúc Lan lắm. Nàng phơi phới soạn nhạc tình yêu, phơi phới truyền đạt nhạc tình yêu của nàng. Phiền một nỗi, người Việt Nam di tản trên đất Mỹ, không ai thích Jacques Brel, không ai biết Jacques Brel, không ai thuộc Ne me quittes pas, cho nên, không ai ngưỡng mộ Khúc Lan hơi hơi giống Jacques Brel cả thế giới coi là thần tượng. Phiền một nỗi nữa, Việt Nam đã chấnm dứt chiến tranh, chẳng người nào nắc đến Joan Baez phản chiến, cho nên, ít người nghĩ đến Khúc Lan hòa bình. Cô đơn bủa vây Khúc Lan. Nàng lầm lũi bước trên sầu đạo ngập chìm hoang vu. Sầu đạo không chỉ đánh đai sáng tác và truyền đạt của nàng, mà còn thúc phọc mưu sinh tẻ nhạt. Khúc Lan cố xua đuổi những cảnh tượng tê tái ấy. Và, nàng tự hỏi : Giọt nước có biết mình là giòng sông ? Giọt nước Khúc Lan có biết mình sẽ là giòng sông Khúc Lan. Quả quyết thế. “Thiên tài là sự cố gắng trau dồi nghệ thuật không ngừng”. 13 năm sống kiếp du mục, ở nước Mỹ, vây kín bằng vật chất và vật chất, Khúc Lan đã tuyệt vọng. Tinh thần đâu ? Sáng tác khó lòng bay lên, bay xa, bay cao, bay vun vút vào hư vô. Nó đã bay, còn bay, mãi mãi bay là đà, trên mặt cỏ hoang héo úa. Nghệ thuật Việt Nam, trong cõi tạm, là vậy đó. Người ta đã ồn ào vẽ gấm thêu hoa quanh mình nó. Rời rạc và ngượng nghịu làm sao ! Chỉ Khúc Lan hiểu nổi mọi nỗi ưu phiền cắm chông lên nghệ thuật. Đủ ngành. Và nàng, nghệ sĩ trẻ kể tự 1975, thấy mình chới với giữa giòng nhạc lưu vong.

Cô gái Thủ Dầu Một xin đi lại từ đầu. Khúc Lan coi những ca khúc nàng đã soạn như những bản thảo. Nàng xé nát. Không dan díu với chúng nữa. Không tội tình chi dan díu với chúng. Khúc Lan chẳng ưu ngày mai sỏi đá cũng cần có nhau, giống Trịnh Công Sơn. Khúc Lan chẳng ham ngồi đây ta gõ ván thuyền ta ca ta hát trái đất còn riêng ta, giống Văn Cao. Nàng thích hôm nay, không thích cô độc. Nàng bắt đầu bước vào chu kỳ sáng tạo thật mới, thật lạ. Nhân gian đang trông chờ nàng. Để vinh tôn Khúc Lan.

 Duyên Anh

Garden Grove, 18-05-1996

Nguồn: https://hung-viet.org/a13362/khuc-lan-nguoi-nghe-si-choi-voi-tren-giong-nhac

Đăng bởi: Lê Khánh Vân | Tháng Bảy 10, 2018

Chiến tranh thế giới thứ III

Bài này đăng fb năm 2011, giờ đọc lại thấy chiến tranh TM Trung – Mỹ cũng đúng đó chứ
Lịch sử đứng đầu thế giới của Mỹ 130 năm qua:

Là chặn đường đấu tranh tiêu diệt các đối thủ hạng nhì của thế giới , những quốc gia giàu mạnh đứng nhì thế giới mà muốn dành vị trí đứng nhất của Mỹ đều bị Mỹ đánh cho suy yếu ,vỡ ra từng mảnh.

1) Từ năm 1880 GDP Mỹ vượt qua Anh ,và đứng nhất thế giới . Đến 2010 Mỹ đứng nhất đã được 130 năm .

2) 1918 chiến tranh thế giới thứ I nổ ra : (tiêu nước Anh đang hạng nhì thế giới) Mỹ xúi Đức (Đức hạng tư thế giới) và Áo đánh Anh và Pháp ,gây nên chiến tranh thế giới thứ nhất I . Sau chiến tranh thế giới thứ I , Anh suy yếu , Nước Nga ngôi lên đứng nhì thế giới .

3) 1939 chiến tranh thế giới thứ II nổ ra : (tiêu nước Nga đang hạng nhì thế giới) Mỹ xúi Đức đánh Nga , gây nên chiến tranh thế giới thứ II . Sau chiến tranh thế giới thứ II , Nga suy yếu , Nước Trung Quốc ngôi lên đứng nhì thế giới dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch đi theo con đường Tư Bản Chủ Nghĩa.

4) thập niên 1950 cộng sản hóa Trung Quốc : (tiêu nước Trung Quốc đang hạng nhì thế giới). Mỹ đưa bom nguyên tử cho Mao Trạch Đông , giúp Mao đánh bại Tưởng Giới Thạch , cộng sản hóa toàn nước Trung Quốc , gây nên 1 Trung Quốc kiệt quệ về kinh tế . Trung Quốc cộng sản suy yếu . Liên Xô gượng dậy sau thế chiến , ngôi lên đứng nhì thế giới .

5) 1991 Mỹ đánh Liên Xô vỡ ra từng mảnh: (tiêu nước Liên Xô đang hạng nhì thế giới) Lần đầu tiên Mỹ diệt 1 quốc gia hạng nhì , mà không cần dùng đến hành động quân sự ( như Tổng Thống Kennedy tuyên bố : muốn diệt Cộng Sản ,không cần tốn 1 viên đạn ). Mỹ dùng chiến tranh kinh tế để tiêu diệt Liên Xô vỡ ra từng mảnh . Nước Trung Quốc ngôi lên đứng nhì thế giới .

6) 2010 đến 2020 Mỹ đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh: (tiêu nước Trung Quốc đang hạng nhì thế giới).

Tại sao Mỹ phải đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh trong 10 năm tới ?

Theo các nhà phân tích : năm 2020 nếu Trung Quốc vẫn duy trì được đà phát triển như hiện nay ,GDP Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ ,và đứng nhất thế giới .

Nếu Mỹ không đánh gục Trung Quốc trước năm 2020 ,thì Mỹ sẽ xuống vị trí thứ hai , Mỹ sẽ chịu kiếp Quốc Gia hạng hai ,như các bạn đã thấy kiếp quốc gia hạng hai như Trung Quốc ,Liên Xô ,…. Chẳng nước nào coi trọng , nói chẳng ai nghe , đồng tiền chẳng ai thèm xài , dân nghèo ,nước lạc hậu , …Vì bị nước hạng nhất (Mỹ) dùng sức mạnh kinh tế ,quân sự ,chính trị vượt trội :quật qua ,quật lại , nắm đầu quay như con dế như sau:

•Dùng sức mạnh đồng USD: chuyển USD vào nhiều thì hình thành bong bóng tài sản ,đợi giá thật cao bán sạch , rút USD ra thật nhanh làm bể bong bóng ,gây khủng hoảng kinh tế .( khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – thị trường chứng khoán Trung Quốc và Nga giảm giá trị 4 lần , 4 đồng còn 1 đồng) .

•8-2008 Mỹ ra lệnh cho Georgia đánh 2 vùng li khai , cho Nga tham chiến , để Nga không được Georgia ủng hộ vào WTO . Nga đứng trước tương lai chậm được vào WTO trong nhiều năm ,làm các nhà đầu tư rút vốn khỏi nước Nga , Stock Nga rớt 4 lần .

Nếu Mỹ đánh vỡ được Trung Quốc ra từng mảnh ,thì Mỹ sẽ giữ được vì trí quốc gia hạng nhất cả 100 năm nữa . Vì không còn nước nào dành vị trí nhất thế giới với Mỹ:

* Trung Quốc bị nội loạn vỡ ra, Tây Tạng và 1 vài tỉnh tách ra ,làm cho diện tích Trung Quốc chỉ còn 1/2 của Mỹ , Mỹ sẽ kềm kẹp Trung quốc giống như kềm kẹp kinh tế Nga bây giờ ,không cho phát triển .

* Quốc gia hạng ba là Ấn Độ có dân số gấp 3 lần Mỹ ,nhưng có diện tích 1/2 của Mỹ ,và là xứ nhiệt đới nóng bức không thuận lợi cho những người sử dụng trí não nhiều ,nên sẽ thiếu nhân tài để phát triển quốc gia . Nên cả 100 năm nữa Ấn Độ mới đe dọa vị trí đứng nhất của Mỹ.

* Còn Nga thì diện tích lớn hơn Mỹ 1 ít mà không hữu dụng ,quanh năm tuyết phủ . Dân số phân nửa Mỹ . Nên không bao giờ qua mặt Mỹ được .

* Brazil thì còn thua Ấn Độ nữa …. Nếu Mỹ đánh vỡ Trung Quốc ,Mỹ được 100 năm vinh quang, hoặc mãi mãi đứng nhất thế giới nữa . Nếu Mỹ không đánh Trung Quốc ,Mỹ chỉ còn 10 năm vinh quang . Sau đó như Anh, Pháp bây giờ ,phải ôm chân Mỹ cùng hưởng giàu sang . Chống Mỹ thì nghèo đói như Nga ,Trung Quốc . Nghĩa là Mỹ phải ôm chân quốc gia đứng nhất là Trung Quốc , Trung Quốc nói gì cũng phải nghe . Vậy chỉ còn con đường duy nhất là Mỹ phải đánh Trung quốc trong 10 năm tới .

Trước tiên Mỹ đánh Trung Quốc bằng kinh tế và bằng chính trị (giống như đánh vỡ Liên Xô năm 1991) như sau :

•Mỹ tố Trung Quốc là “nước thao túng tiền tệ” , tạo cớ để Mỹ đánh thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc 30 % chỉ trong 6 tháng. Tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản ,vì nền sản xuất Trung Quốc tồn tại chính yếu dựa vào thị trường tiêu thụ Mỹ . Không bán được hàng ,tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản . Còn Mỹ mua hàng các nước khác mắc hơn 10 % không sao cả.

•Mỹ tố Trung Quốc giữ giá trị đồng tiền thấp ,để tạo ra phong trào trên toàn cầu áp thuế chống bán phá giá lên hàng Trung Quốc , để hàng Trung Quốc khó tiêu thụ trên toàn thế giới .

•Áp thuế phá giá 30 % lên từng ngành hàng của Trung Quốc thay phiên nhau,gây phá sản lần lượt từng ngành sản xuất của Trung Quốc.

•Nếu Trung Quốc nghe lời Mỹ tăng giá trị đồng tiền so với USD, thì Mỹ sẽ nâng giá đồng USD vừa đủ cho kinh tế Mỹ phát triển ổn định ,còn đồng tiền Trung Quốc tăng giá vượt qua tốc độ tăng của USD sẽ ngăn cản sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc ,kinh tế Trung Quốc sẽ đi xuống ,các nhà đầu tư sẽ rút ra khỏi Trung Quốc , Trung Quốc sẽ gặp khủng hoảng .( Như khủng hoảng kinh tế Trung Quốc năm 2008, Stock Trung Quốc xuống 4 lần)

•Còn nếu Trung Quốc hạ giá đồng tiền so với USD . Các nhà đầu tư Mỹ sẽ rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc ,vì đầu tư vào nơi có đồng tiền xuống giá sẽ lỗ , gây khủng hoảng kinh tế Trung Quốc .

•Mỹ đánh Iran ,mượn cớ chiến tranh cản đường vận chuyển dầu đến Trung Quốc trong 6 tháng , nền kinh tế Trung Quốc sẽ phá sản vì không có dầu để sản xuất ,để công nhân di chuyển đến sở làm , hãng xưởng sẽ phá sản hàng loạt .

•Ra lệnh cho các nước có mâu thuẫn biên giới với Trung Quốc,kiếm chuyện cho Trung Quốc tấn công (giống như Nga tấn công Georgia) . Mỹ tố Trung Quốc chiếm nước khác bất hợp pháp ,tuyên bố cấm vận Trung Quốc , kinh tế Trung Quốc tan hoang.

Chiến tranh thế giới thứ III :

* Nếu đánh bằng kinh tế mà Trung Quốc chưa vỡ ,thì bắt buộc Mỹ phải đánh bằng nước cờ cuối cùng ,đánh bằng quân sự .

– Mỹ đánh Irắc để có nguồn cung cấp dầu bảo đảm, trong lúc chiến sự xảy ra giữa Mỹ với Trung Quốc . Mỹ đánh Afghanistan để đưa quân Mỹ sát biên giới Trung Quốc . Mỹ bán và dàn trận các tên lửa chống hỏa tiễn SM3 khắp Trung Đông, để bảo vệ các mỏ dầu chống hỏa tiễn Trung Quốc , bảo đảm nguồn cung cấp dầu. Bán hỏa tiễn SM3 cho các nước có biên giới giáp Trung Quốc , kể cả Việt Nam nếu chịu đứng chung chiến tuyến với Mỹ đánh Trung Quốc . Mỹ thuê căn cứ Manas ở Kyrgyzstan giáp biên giới phía Tây của Trung Quốc. Mỹ đặt căn cứ quân sự trên đảo của Tây Ban Nha gần Venezuela ,nhầm cản Venezuela vận chuyển dầu cứu Trung Quốc . Mỹ triễn khai máy bay 747 trang bị vũ khí Laser ,bắn hạ các hỏa tiễn nguyên tử của Trung Quốc bắn lên.

– Mỹ sẽ ra lệnh cho các quốc gia đệ tử Mỹ , xung quanh Trung Quốc ,khiêu khích cho Trung Quốc ra tay, ví dụ như :

– Đài Loan bắn chìm 1 chiếc tàu của Trung Quốc .Việt Nam tấn chiếm lại Hoàng Sa Trường Sa. Nhật đánh chiếm mỏ dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Ấn Độ đánh Trung Quốc trên biên giới Ấn Hoa tố Trung Quốc xâm phạm biên giới. Tạo điều kiện cho Bắc Hàn bắn chìm 1 tàu chiến Mỹ , Mỹ đánh chiếm Bắc Hàn ,Trung Quốc tham chiến. v.v….… Mỹ mượn cớ đó cùng với các nước đánh Trung Quốc tứ phía. Kể cả đánh bằng nguyên tử.

– Phía Đông Bắc có Nhật , Nam Triều Tiên .

– Phía Đông có Đài Loan.

– Phía Đông Nam có Philipines , Thái lan ,có thể có Việt Nam vì Việt Nam cần chiếm lại Hoàng Sa ,Trường Sa . Mỹ đang ve vãng Việt Nam và Miến Điện .

– Phía Nam có Ấn Độ .

– Phía Tây có quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan. Trung Quốc bắn vào quân Mỹ ở Afghanistan sẽ trúng quân NATO , Các nước NATO cùng nhau tấn công Trung Quốc .

Kết quả nước Trung Quốc tan hoang ,vỡ ra từng mảnh vụn , mỗi nước chiếm 1 miếng , Việt Nam chiếm 1 miếng , Nhật chiếm 1 miếng , Ấn Độ chiếm 1 miếng , Tây tạng độc lập , hình thành nhiều quốc gia theo sau sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo , các dân tộc thiểu số với Cộng Sản như : quốc gia Hồi Giáo , quốc gia Thiên Chúa Giáo , các quốc gia của các dân tộc thiểu số : Duy Ngô Nhỉ, Quảng Đông ,Tiều ,Quang Thoại,.…

Nam Hàn thống nhất Nam Bắc Hàn.

Việt Nam sẽ giống như các nước Đông Âu : Ba Lan , Rumani,… .sau 1991.

Giải phóng Iran ,Venezuela, Cuba , Việt Nam , Bắc Hàn , Miến Điện ,… sẽ được bầu cử tự do giống như Irac ,có sự kiểm tra của Liên Hiệp Quốc .

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều nằm trong lòng bàn tay của Mỹ , Mỹ muốn nước đó sống thì sống ,mà muốn chết thì chết .

Hy vọng rằng sẽ không có thế chiến thứ III , mà Trung Quốc vẫn vỡ ra , đó là ước mong lớn nhất của những nhà lãnh đạo Mỹ.

http://www.trieuthanhweeklymagazine.com/thoisu/chientranhthu3.html

Đăng bởi: Lê Khánh Vân | Tháng Mười Một 29, 2017

Vì sao thiên hạ chửi ông Bùi Hiền?- Tác giả Chu Mộng Long

Phải nói là chưa có vụ nào dậy sóng dư luận mạnh mẽ như vụ này. Điều đó chứng tỏ cái món cải tiến cải lùi của ông Bùi Hiền đã gây chấn thương lớn đối với xã hội chứ không ngẫu nhiên.

Riêng tôi ghét nhất là những nhà khoa học đạo mạo, dù không ủng hộ “dự án” của ông Bùi Hiền, nhưng lại tỏ ra đạo đức, chửi lại những người chửi Bùi Hiền là “vô học”, “vô văn hóa”, “bầy đàn”…

Kẻ thóa mạ sự thóa mạ chỉ có thể là quân đạo đức giả, mắt nhìn dưới đáy quần nhưng cái đầu tỏ ra đứng cao hơn thiên hạ!

Không ít người còn đòi thiên hạ “phải tôn trọng sáng kiến” của ông Bùi Hiền, vì “tâm huyết”, vì “khoa học”, cứ coi như là “một thí nghiệm”, cho dù thí nghiệm ấy có thể thành công hay thất bại!!!

Có kẻ còn biểu dương theo cái lý “cấp tiến”, rằng thì là, những tư tưởng lớn thường đi trước thời đại và thường bị thói quen hay sức ì của cộng đồng cản trở. Chừng như VTV với chương trình Café sáng đang mượn lời TSKH Đoàn Hương (xưng Kỳ quan thứ Tám) biến ông Bùi Hiền sắp thành vĩ nhân và chửi thiên hạ như là kẻ vô học đốt đền! Bà nói: không thể đem việc ấy ra hỏi “cái đám quần chúng thiếu hiểu biết ấy được.” (Cafe sáng VTV3, 28-11-2017).

Trước hết, tôi muốn nói cái lý mà thiên hạ chửi ông Bùi Hiền.

Một là, thiên hạ chửi ông Bùi Hiền vì ông là một người có học hàm học vị, chuyên gia về tiếng Việt, từng có vai vế đại diện cho quyền lực. Nếu là một người bình thường thì sai là hết sức bình thường. Như bọn teen vẫn sai chính tả, thậm chí tự sáng chế chữ viết theo cách của chúng để né tránh kiểm duyệt của người lớn. Điều người bình thường sai và bọn teen chơi nghịch không ảnh hưởng đến ai. Nhưng người có học hàm học vị, chuyên gia và vai vế như Bùi Hiền thì cái sai của ông có tác hại đến cả thế hệ, tác hại đến cộng đồng và văn hóa dân tộc. Ở đất nước dân trí lẫn quan trí thấp thì điều gì cũng có thể xảy ra. Nhiều người bắt chước làm theo rồi lẫn lộn giữa cũ và mới dẫn đến hiện tượng chập cheng như tôi ví dụ ở bài trước, trường học hóa ra thành trại tâm thần. Thậm chí ông quan nào đó nổi hứng biến “dự án” riêng của ông Bùi Hiền thành dự án cấp quốc gia tiêu tốn ngàn tỉ của dân thì ai chịu trách nhiệm?

Tôi không tin, cái “dự án” đã nghiên cứu 20 hay 30 năm của ông Bùi Hiền như ông đã khoe không tiêu tốn đồng nào của dân?

Hai là, thiên hạ chửi ông Bùi Hiền vì người ta đã quá nhạy cảm với những cải cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những dự án râu ông nọ cắm cằm bà kia, xa rời thực tiễn, ngốn hàng ngàn tỉ gây nợ nần chồng chất, nhưng càng cải cách càng rối loạn, thầy giáo và học sinh trở thành nạn nhân đã bao nhiêu năm. Còn nhớ cuộc cải cách chương trình và sách giáo khoa gần nhất, chỉ thay đổi mỗi việc học và viết chữ e đầu tiên mà đã sinh bao nhiêu rắc rối. Một lý luận dở hơi, rằng học chữ e đầu tiên thay cho chữ a hay chữ o vì trẻ em gọi ba cũng như gọi mẹ đầu tiên, đặc biệt là chữ e có một nét, nên dễ viết nhất. Hậu quả là, trẻ em càng ngày càng viết chữ xấu và viết sai chính tả. Do đó mới có hàng ngàn cái lò luyện chữ ra đời để tăng thu nhập cho giáo viên, mà lại luyện bài bản theo cách cũ của giáo dục Việt Nam cộng hòa. Đó là tôi chưa nói cải cách một hồi, sách giáo khoa sai tràn lan: “đám giỗ” thì viết là “đám dỗ”, “cây nêu” thì viết là “cây lêu”…

Ba là, chửi là vũ khí hữu hiệu thể hiện sự phẫn nộ chính đáng của người dân thấp cổ bé họng khi không được ở tư thế làm chủ. “Ném đá” ư? Ném đá thật thời trung cổ thì hạ nhục và gây chết người, còn ném đá trên mạng thì lâu nay tôi chỉ thấy có ích. Nó có hạ nhục kẻ đáng bị hạ nhục, nhưng không gây chết ai, trừ bọn ngu dốt có quyền lực, bọn hồ đồ bán nước hại dân, phá hoại văn hóa dân tộc. Nếu nói chửi là vô văn hóa thì tôi đồ rằng nhân loại đã vô văn hóa từ khi có ngôn ngữ, tức từ hoang dã sang văn minh. Thay bằng dùng bạo lực, con người đã biết dùng ngôn ngữ để phản kháng. Khi những người thấp cổ bé họng không thể phản kháng bằng sức mạnh hay bằng lý lẽ, người ta chỉ có thể phản kháng bằng tiếng chửi. Các nhà nho xưa khi bất lực trước những vấn nạn của cuộc đời vẫn chửi. Nguyễn Du chửi. Hồ Xuân Hương chửi. Nguyễn Khuyến, Tú Xương chửi. Chửi nông chửi thâm đều là chửi, không cần phân biệt chị bán cá hay anh nhà văn. Nhưng những kẻ không vì bất lực, không vì thấp cổ bé họng, có học và sẵn quyền lực trong tay mà vì nhân danh đạo đức để chửi lại thiên hạ là “vô học”, “vô văn hóa”, “bầy đàn”… mới thực sự là kẻ đê tiện!

Tóm lại, thiên hạ chửi ông Bùi Hiền là sự phẫn nộ chính đáng. Ở đâu không có dân chủ với tinh thần đối thoại cởi mở, ở đó có tiếng chửi. Nhưng kẻ có quyền, có học hàm học vị, tức đang làm chủ, mà không dùng được lý lẽ để bảo vệ chính kiến của mình, to mồm chửi lại thiên hạ đồ này đồ kia là kẻ đội lốt thầy tu, nhân danh đạo đức chửi thiên hạ, tức chửi dân, khác nào chửi kẻ sinh ra mình!

Có cái lý nào các ngài có quyền chọc dân chửi rồi to mồm chửi lại dân hoặc cấm dân chửi?

Tiếng Việt là tài sản của toàn dân hay là của riêng ông Bùi Hiền và mấy ông mang học hàm học vị ngồi trong phòng lạnh bốc phét với nhau?

Thứ hai, tôi nói về cái gọi là “sáng kiến” hay “thí nghiệm khoa học” của ông Bùi Hiền. Sự phản khoa học của “dự án cải cách” này tôi đã nói rõ 5 điều ở trong bài viết trước. Ở đây chỉ nói thêm về cái quyền mà một số người bênh vực cho ông Bùi Hiền. Nếu là anh nông dân, qua thực tiễn đã sáng kiến ra các loại nông cụ để cải thiện, giải phóng sức lao động của mình thì khác. Trong trường hợp này, rõ ràng là cái quyền của anh nông dân, sáng kiến của anh nông dân có thể thành công hay thất bại, cho cá nhân anh ta hay nhân rộng ra cho mọi người đều không ảnh hưởng gì đến ai. Nhưng một người học hàm học vị đầy mình, một sáng kiến của anh đưa ra phải được xét duyệt và nghiệm thu trên tinh thần khoa học, đảm bảo tính khả thi và có ích cho cả cộng đồng. Có nghĩa là “thí nghiệm” của anh ta phải dựa vào hiểu biết tối thiểu về mặt khoa học chứ không phải là thí nghiệm bừa bãi như cưa bom giữa làng. Đem bảng quy ước mới về chữ cái tiếng Việt của Bùi Hiền ra quảng bá (chứ chưa cần áp dụng) cho chữ viết tiếng Việt khác nào cưa quả bom nguyên tử giữa cộng đồng mà sức nổ của nó có thể nổ tung văn hóa cả ngàn năm của dân tộc, nếu không gây chết người cũng có thể biến cả dân tộc thành tâm thần!

Sự thật là quả bom ấy chưa nổ mà đã đe dọa cả cộng đồng. Nó nguy hiểm hơn cả Formosa xả thải ra biển. Mọi người lo lắng nó ảnh hưởng đến con cái mình, đến giáo dục, đến văn hóa của dân tộc cho nên phải chửi để ngăn chặn là hoàn toàn phải đạo! Và dù sao với “tư tưởng cấp tiến” như một số người biểu dương, danh ông Bùi Hiền cũng đang nổi như cồn bên kia dãy Trường Sơn Tây; thiên hạ chung chung thì không thể bất tử, nhưng kẻ đốt đền như ông cũng có thể thành bất tử!

https://chumonglong.wordpress.com/

 

via Về cải tiến chữ Quốc ngữ theo sáng kiến Bùi Hiền

Trong Hội thảo Ngôn ngữ ở Việt Nam – Hội nhập và Phát triển tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn, vào buổi sáng tại phiên thảo luận chung ở Hội trường 13, có một PGS không được ban điều hành chọn báo cáo chính thức đã đứng lên phát biểu về việc cải tiến chữ quốc ngữ. Lý do đúng như bài viết của ông Bùi Hiền. Tôi bật cười, vì đây không phải lần đầu tôi được nghe giới ngữ học ở Việt Nam đề xuất.

Buổi chiều, tại tiểu ban ở Hội trường 13, PGS.TS. Lê Đức Luận (ĐH Đà Nẵng) nhắc lại ý kiến của vị đại biểu buổi sáng về sự cấp thiết cải tiến chữ quốc ngữ “để hội nhập và phát triển”. Tôi không nhịn được nên đã đứng lên phản bác thẳng thừng. Tôi bảo đó là sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của không ít “chuyên gia” ngôn ngữ học ở Việt Nam.

Một là, ngôn ngữ, dù là âm thanh hay chữ viết, đều là khế ước của cộng đồng, không cá nhân, thậm chí là nhóm người thiểu số nào, có thể áp đặt một cách duy ý chí. Đến mức quyền lực to như cụ Hồ cũng không thể áp đặt. Bằng chứng: cách viết gi thành j, c thành k, ph thành f, d thành z… của cụ thời đó cũng không ai học tập và làm theo. Ngay cả gợi ý thuần Việt hóa từ Hán Việt như “nữ ca sĩ” thành “người hát gái”, “nhà hộ sinh” thành “xưởng đẻ”, “phi công” thành “giặc lái”… của cụ bị người ta đem ra đùa vui, mặc dù cụ chưa bao giờ có ý đồ áp đặt.

Hai là, vì ngôn ngữ là khế ước của cộng đồng và ký hiệu luôn tồn tại có tính hệ thống, cho nên mọi sự thay đổi, dù nhỏ nhất, đều có thể gây rối loạn cả hệ thống và khó có thể được cộng đồng chấp nhận. Đơn giản như tín hiệu giao thông, chỉ cần thay đổi hay xáo trộn một tín hiệu là rối loạn cả hệ thống giao thông và gây nguy hiểm, huống hồ là ngôn ngữ chứa đựng trong nó cả kho tàng tri thức và văn hóa. Sự thực là chỉ thay mỗi y với i, dù không ảnh hưởng mấy đến hệ thống mà gần nửa thế kỷ nay vẫn không thống nhất được. Cho nên, đối với ngôn ngữ, một cải tiến dù hợp lý cũng có thể gây trục trặc trong giao tiếp, đặc biệt là tạo ra sự đứt gãy về tri thức và văn hóa. Đó là lý do, mọi nỗ lực của cha ông ta từ chữ Hán chuyển sang chữ Nôm rồi chữ Quốc ngữ như hiện nay phải trải qua hàng thế kỷ và phải trả giá rất đắt. Các văn bản chữ Hán và chữ Nôm cả ngàn năm của cha ông đã và đang trở thành kho tàng bí mật và mai một không thể cứu vãn. Sự thay thế chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ 20 là tình thế bất đắc dĩ với nhu cầu thoát Hán triệt để để có được độc lập, nhu cầu đại chúng hóa giáo dục để nâng cao dân trí, kể cả nhu cầu hội nhập để phát triển.

Ba là, cũng vì tính quy ước và tính hệ thống, cho nên mọi thay đổi về âm lẫn chữ viết đều buộc phải diễn ra rất chậm, điều chỉnh từng bước trong nội bộ của cộng đồng. Tính quy ước và tính hệ thống đã tạo nên một sự ràng buộc đến mức một cá nhân hay một nhóm người tham vọng thay đổi khác nào đứng ra thúc đẩy cả một cỗ máy dây chuyền khổng lồ. Để hình thành chữ viết như hiện nay, tiếng Việt (cũng như mọi thứ tiếng) phải chuyển dịch chậm chạp qua hàng thế kỷ bởi yêu cầu đạt sự thỏa thuận chung chứ không do cá nhân hay một nhóm người nào áp đặt tức thời mà được.

Bốn là, chữ viết, dù là ghi âm cũng mang tính võ đoán, tức không có lý do gì cái chữ cái ấy lại ghi cho cái âm ấy. Ký tự vẫn luôn luôn là sự nhận diện của thị giác khác biệt với sự nhận diện thính giác. Cho nên, không chỉ tiếng Việt, đến tiếng Anh, tiếng Pháp với khả năng hội nhập toàn cầu mà vẫn có vô số từ viết một đằng đọc một nẻo. Nhân đây cũng nói luôn, việc báo Đảng chủ trương và duy trì phiên âm tên người nước ngoài là việc làm trì độn gây lú lẫn cho người đọc. Một cái tên Trump hay Obama, dù người đọc không biết tiếng Anh vẫn nhận diện ra các ông có tên ấy hơn là phải viết thành Trăm, Trâm-pơ, Ô-ba-mơ, Op-ba-ma, chẳng ra ông gì.

Năm là, chữ viết có quy luật khác với tiếng nói. Trong lần tranh luận về vụ Từ điển Nguyễn Lân, tôi có viết: “… TS. Nghiêm Thúy Hằng đồng hóa chữ viết với phát âm, buộc phải chấp nhận âm thanh làm thay đổi chữ viết là nhầm lẫn nghiêm trọng, cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Trong khi chữ viết và phát âm tồn tại độc lập và diễn ra theo quy luật khác nhau. Như trong bài viết về Differance, tôi đã nói, chữ viết không là cái ký sinh và phụ thuộc phát âm. Phát âm có thể lệch chuẩn theo xu hướng bình dân hóa, thổ ngữ hóa, thậm chí địa phương hóa, ngọng hóa… tràn lan, nhưng chữ viết luôn có xu hướng đòi hỏi được chuẩn hóa và thống nhất với tính quy ước rất cao. Đó là 2 quy trình ngược chiều. Hiện tượng Việt hóa Hán ngữ trong ngàn năm Bắc thuộc nằm trong quy luật này: giới nho học vẫn chuẩn hóa chữ viết và âm đọc, trong khi giới bình dân thì thổ ngữ hóa, nôm hóa âm đọc theo cách của họ dẫn đến các biến tấu: hợp chúng quốc = hợp chủng quốc, trú sở = trụ sở, ái tình = tình ái, tình yêu, sáp nhập = sát nhập… Đến khi được Latin hóa thì tất yếu phải ghi nhận âm đọc phổ thông theo hướng đã nôm hóa. Sự chấp nhận này vẫn được sàng lọc và chuẩn hóa bởi 1) Chấp nhận Latin hóa theo cách đọc phổ thông những hiện tượng phù hợp với ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa theo cảm thức và kinh nghiệm, kể cả thẩm mỹ của người Việt. Điều này diễn ra không chỉ đối với Hán ngữ mà ngay cả khi ta vay mượn tiếng Tây, 2) Chọn lựa cái tích cực và phổ biến, loại trừ cái tiêu cực và ít phổ biến để hướng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Trong sáng ở đây mang nghĩa là thông suốt trong giao tiếp.”

Nói thêm, khái niệm “chuẩn hóa” cũng là một quy ước. Không có chuyện “chuẩn hóa” là tạo ra quan hệ sít sao giữa tiếng nói và chữ viết. Chuẩn hóa chỉ mang nghĩa là sự thống nhất cao trong cộng đồng bản ngữ để thực hiện giao tiếp tốt nhất.

Việc đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ như Bùi Hiền và Lê Đức Luận là vô căn cứ và không theo quy luật nào. Đó là tôi chưa nói, nhiều chữ cái Latin trong bảng chữ cải tiến của ông Bùi Hiền có cơ sở nào để ghi âm đọc của người Việt như chữ q đọc là “ngờ”, w đọc là “thờ”, c đọc là “chờ”…? Đòi ghi đúng âm thì phải theo chuẩn quốc tế chứ kí âm tùy tiện như thế thì hội nhập kiểu gì?

Cuối cùng Lê Đức Luận vẫn cãi với cái lý Hán nô: “Tại sao người Hán thay chữ phồn thể thành giản thể được mà người Việt ta lại không?” Chẳng lẽ tôi bảo ông ta đổi dòng máu Việt thành dòng máu Hán? Thực ra chữ Hán giản thể không phải chờ đến thời kỳ hiện đại mới có. Lối viết thảo của các nhà thư pháp đã là giản thể và có trước cả ngàn năm. Người rành phồn thể có thể đọc được giản thể và người học giản thể gặp khó khăn không đáng kể khi đọc chữ phồn thể. Nhưng cải tiến như đề xuất của Bùi Hiền và Lê Đức Luận thì coi chừng “em ôm chặt anh” viết thành “em ôm cặt anh” và ngược lại “Tiến sĩ dụ con nít” bị đọc thành “Tiến sĩ đụ con nít”!

Trong một bài trả lời phỏng vấn, ông Bùi Hiền cho rằng bảng chữ cải tiến của ông rất dễ, chỉ cần học một ngày là xong. Vấn đề không phải dễ hay khó mà giữa cũ và mới sẽ sinh ra chập cheng như ví dụ trên kia. Nhà trường không phải là trại tâm thần!

Xem ra không một Bùi Hiền mà có cả Lê Đức Luận, không một Lê Đức Luận mà có cả Nghiêm Thúy Hằng… hiểu sai và chơi ngông, chơi trội để móc dự án tiêu tiền. Nếu không thì là do mấy ngài giáo sư tiến sĩ ngữ học của ta hồi nhỏ từng bị phạt viết sai chính tả nên thù địch với chữ viết hiện hành!

 

Thái Hà (13.03.2017) – Kỷ niệm 426 năm ngày sinh Cha Alexander Rhodes, người khai sinh chữ Quốc ngữ (15/3/1591 – 2017)

Khi đọc những dòng chữ Việt ngữ này, là bạn đang chiêm ngưỡng tác phẩm của các linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các cha Gaspar De Amaral, cha Antonio Barbosa, cha Francisco De Pina và cha Alexandre De Rhodes, tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày.

Với linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam.

Với linh mục Alexandre De Rhodes, thì cha đã dựa vào hai công trình từ điển nêu trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành nên cuốn từ điển Việt – Bồ – La.

Thực tế, chính việc bổ sung phần La tinh của cha Alexandre De Rhodes đã trở thành đóng góp quan trọng bậc nhất giúp hình thành nên chữ viết theo lối La tinh mà sau đó nhanh chóng trở thành quốc ngữ Việt Nam.

Đánh giá về vai trò của linh mục Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh nên quốc ngữ Việt Nam, tờ Nguyệt San MISSI do các linh mục Dòng tên người Pháp quản lý đã từng viết nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông, đại lược như sau: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, cha Alexandre De Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”.

Quả vậy, khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách in quyển từ điển và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ tại nhà in Vatican – Roma, thì cha Alexandre De Rhodes đã giải phóng cho nước Việt Nam về chữ quốc ngữ.

Bởi lẽ trước đó, tương tự như Nhật Bản và Cao Ly (Triều Tiên), thì người Việt Nam sử dụng lối chữ viết tượng hình, biểu ý của người Tàu hoặc chữ nôm do tự sáng chế và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Cao Ly mới chế biến ra chữ viết riêng của họ, nhưng vẫn không theo cách viết La tinh nên bị hạn chế nhiều. Còn người Nhật Bản thì sau nhiều lần thử nghiệm chế biến lối chữ viết khác, nhưng cuối cùng đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình, biểu ý của người Tàu.

Trong khi đó, chính người Tàu dưới chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông cũng đã từng tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Alexandre De Rhodes, đã tiến bộ trước người Tàu đến hơn ba thế kỷ rưỡi (1651 – 1017 – tính từ năm in cuốn từ điển Việt – Bồ – La đến thời điểm hiện nay.

Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Alexandre De Rhodes khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai Dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, chính cha Alexandre De Rhodes là người hệ thống hóa, hoàn tất công trình làm ra chữ quốc ngữ thành công vào năm 1651, tức là năm mà cuốn tự điển Việt – Bồ – La chào đời tại nhà in Vatican – Roma.

Thế nên, chính tại nhà in Vatican ở Roma là nơi mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình, và chính năm 1651 cũng là năm khai sinh chính thức của chữ quốc ngữ Việt Nam.

Theo đó, chữ viết theo lối La tinh ban đầu được các nhà truyền giáo đặt nền móng cho việc sử dụng trong cộng đồng Ki-tô giáo Việt Nam, đến khi được người dân Việt Nam chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, thì mặc nhiên nó đã tự mình được nâng cấp thành chữ quốc ngữ.

Ghi nhận công nghiệp của cha Alexandre De Rhodes đối với xứ sở, năm 1941, một tấm bia kỷ niệm nhân ngày sinh nhật thứ 350 của cha đã được dựng ở gần bên bờ Hồ Gươm trước cửa đền bà Kiệu – Hà Nội. Đến năm 1957, khi Hà Nội thuộc sự quản lý của chính quyền Cộng Sản thì bia đã bị gỡ bỏ.

Chính quyền Sài Gòn cũ đặt tên ông cho một con đường tọa lạc trước mặt Dinh Độc Lập, nay là Dinh Thống Nhất, đối xứng với phía bên kia là đường Hàn Thuyên, tên danh sĩ được ghi nhận có công phát triển và phổ biến lối chữ Nôm. Sau năm 1975, chính quyền cộng sản đổi tên đường thành Thái Văn Lung và bây giờ thì đã trả lại tên cũ là Alexandre De Rhodes cho con đường này.

Về tiểu sử: Nguyên, cha Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ) sinh ngày 15/03/1591 (hay 1593?) tại vùng Avignon, miền nam nước Pháp. Gia đình ông thuộc gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia), tổ tiên sang tị nạn ở vùng Avignon là đất của Giáo Hoàng. Ông gia nhập Dòng Tên tại Roma năm 1612, thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Đầu năm 1625, cha Alexandre De Rhodes đến Việt Nam bắt đầu từ Hội An. Cha bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của cha. Nhưng cuộc đời truyền giáo của cha ở đây rất gian nan, trong vòng 20 năm, cha bị trục xuất đến sáu lần. Đến năm 1645, cha bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Cha mất ngày 5/11/1660 ở Iran, thọ 69 tuổi.

Hiện nay, ở Việt Nam đã từng xuất hiện ý kiến phủ nhận công lao đóng góp của cha Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh chữ quốc ngữ, một trong số họ nêu quan điểm : “Alexandre De Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện “gậy ông đập lưng ông” mà thôi. [1]

Riêng đối với công chúng, thì:

– Lối chữ viết đã trở thành quốc ngữ của xứ sở với chín mươi triệu đồng bào cả trong và ngoài nước cùng sử dụng;

– Lối chữ viết được dùng để thể hiện những dòng lịch sử oai hùng của dân tộc từ thuở hồng hoang đến nay;

– Lối chữ viết được dùng để thể hiện lời ru “Ầu ơ …” ân cần của mẹ từ ngày sinh ra ta làm kiếp người;

– Lối chữ viết được dùng để thể hiện sự yêu thương giữa những thành viên trong gia đình, giữa những đôi tình nhân, giữa những người tri kỷ …

– Lối chữ viết được dùng thể hiện ca từ những nhạc phẩm bất tử như Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên

Hồng, Trưng Nữ Vương, Lòng mẹ, Tình ca …

– Lối chữ viết mà dân ta có thể tự hào là riêng biệt trong khi rất nhiều quốc gia khác, kể cả nhiều cường quốc vẫn còn phải vay mượn (Úc, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Ấn Độ, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Đại Hàn …);

Thì người khai sinh của lối chữ viết ấy chắc chắn phải là ÂN NHÂN của xứ sở mình, bất kể đến quốc tịch của họ, bất kể đến tôn giáo của họ và bất kể đến động cơ của họ khi khai sinh lối chữ ấy !

Và với chế độ :

– Lối chữ viết được Ông Hồ Chí Minh dùng để viết lời Tuyên ngôn độc lập khai sinh chế độ;

– Lối chữ viết được dùng để thể hiện Hiến pháp quy định sự độc tôn chính trị của Đảng Cộng Sản;

– Lối chữ viết được dùng trong tất cả mọi sinh hoạt chính trị, hành chính, xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa …

– Lối chữ viết mà hơn 700 tờ báo của chế độ đang dùng;

– Lối chữ viết mà hơn 24.000 vị tiến sĩ khoa bảng quốc gia đang dùng;

– Lối chữ viết mà hơn 400 trường Đại học, cao đẳng các loại và hàng vạn trường học các cấp đang dùng;

Nhưng lại không mấy ai trong số họ nhắc đến ngày sinh nhật của cha Alexandre De Rhodes, người có công khai sinh lối chữ viết mà nghiễm nhiên đã là quốc ngữ của xứ sở, như là một trong những ân nhân của dân tộc này thì thật là đáng thất vọng !

Tôi tin rằng, xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân!

LS Đặng Đình Mạnh

12-3-2017

Nguồn @Đinh Hữu Thoại
https://thanhnientudo.com/

Đăng bởi: Lê Khánh Vân | Tháng Bảy 14, 2017

Comme toi

Sự thực là Comme toi ẩn chứa sau nó những câu chuyện buồn, những mảnh đời bất hạnh và những tội ác đáng sợ nhất của loài người.
Cô bé có đôi mắt thật sáng ấy mặc chiếc váy nhung, đứng lơ đãng dưới ánh nắng chiều bên cạnh mẹ và gia đình.

Tấm hình không còn rõ nữa, nhưng ai cũng có thể nhận thấy niềm hạnh phúc và sự bình yên ở trong đó.
Cô bé thích nhạc của Schuman, của Mozart, giống như em, giống như em đấy, bé con đang mơ màng ngủ ạ…

Comme toi (Giống như em) – một ca khúc tiếng Pháp được khá nhiều người Việt Nam yêu thích đã bắt đầu như vậy. Giai điệu lãng mạn cùng giọng ca buồn buồn, càng lúc càng trở nên xót xa, nức nở của Jean-Jacques Goldman, khiến người nghe không biết tiếng Pháp nhầm tưởng Comme toi là một bản thất tình ca. Thậm chí một số tác giả, khi viết lời Việt cho nó còn đặt những cái tên nghe rất mùi mẫn như Hãy Đến Bên Em (giọng ca Ngọc Lan, Kiều Nga), Mãi Yêu Người (giọng ca Quang Dũng) hay Về Chốn Thiên Đường (Mỹ Tâm hát). Nhưng sự thực là Comme toi ẩn chứa sau nó những câu chuyện buồn, những mảnh đời bất hạnh và những tội ác đáng sợ nhất của loài người.

Ruth Ambrunn, mẹ của J. J. Goldman là một phụ nữ được sinh ra tại Munich (Đức) và sau đó di cư sang Pháp. Cha của anh, ông Alter Mojze Goldman là một người Ba Lan. 2 đất nước ruột thịt trong một thời kỳ đáng lãng quên nhất của lịch sử loài người cùng những tấm hình gợi nhớ thời ấu thơ của người mẹ, đã trở thành nguồn cảm hứng cho J. J. Goldman sáng tác nên Comme toi.

Những cái tên như Sarah, Ruth, Anna hay Jérémie và địa danh Varsovie (Vác-sa-va) được nhắc đến trong Comme toi làm người nghe liên tưởng đến các bé gái người Ba Lan, gốc Do Thái. Trong chiến tranh thế giới lần 2, rất nhiều đứa trẻ như thế, cùng cha mẹ, gia đình mình đã bị bọn phát xít Đức săn lùng rồi dồn vào những trại tập trung – địa ngục trần gian với phòng hơi ngạt, lò thiêu xác, hố chất xương người… Và, biết bao nhiêu thiên thần bé nhỏ đã không bao giờ trở về nữa, đã mãi mãi dừng lại ở tuổi lên 8 giống như cô bé Sarah của Goldman…

Cô bé tên là Sarah, tuổi chưa tròn 8.
Sarah có một tuổi thơ êm ả với những ước mơ cùng làn mây trắng.
Nhưng rồi, có những kẻ đã khiến cuộc đời cô bé ngoan ngoãn với đôi mắt trong sáng, vô tư ấy khác đi.
Khi đó, Sarah cũng mới trạc tuổi em bây giờ, nhưng tiếc thay, Sarah lại không được như em, sinh ra trong thời bình, ở nơi đây và vào lúc này…
“Những kẻ” trong ca từ, không thể khác, chính là Hitler, Himmler và đồng bọn. Còn “em”, “em” là ai? Đó có thể là con gái Goldman, là bé gái ruột thịt của bạn, hay bất cứ một bé con đáng yêu nào khác đang ngủ ngon mà chúng ta vẫn thường bắt gặp trong cuộc sống ngày nay. Đáng lẽ ra, Sarah cũng sẽ có một giấc ngủ giống như vậy, nhưng bọn quỷ đội lốt người kia đã cướp đi của Sarah tất cả.
Lời ca day dứt, khắc khoải “Comme toi, comme toi, comme toi…” kết thúc bài hát, nghe như một lời ru, một lời nguyện cầu, một lời cảnh báo tới con người về những tội ác man rợ có thể nhằm vào trẻ em – điều đáng quý và đẹp đẽ nhất trên đời.
Kazenka

Comme Toi (1982)
Jean-Jacques Goldman
Elle avait les yeux clairs et la robe en velours
A côté de sa mère et la famille autour
Elle pose un peu distraite au doux soleil de la fin du jour
La photo n’est pas bonne mais l’on peut y voir
Le bonheur en personne et la douceur d’un soir
Elle aimait la musique surtout Schumann et puis Mozart
Comme toi, comme toi, comme toi
Comme toi que je regarde tout bas
Comme toi qui dors en rêvant à quoi
Comme toi, comme toi, comme toi
Elle allait à l’école au village d’en bas
Elle apprenait les livres elle apprenait les lois
Elle chantait les grenouilles et les princesses qui dorment au bois
Elle aimait sa poupée elle aimait ses amis
Surtout Ruth et Anna et surtout Jérémie
Et elle se marierait un jour peut-être à Varsovie
Elle s’appelait Sarah elle n’avait pas huit ans
Sa vie c’était douceur, rêves et nuages blancs
Mais d’autres gens en avaient décidé autrement
Elle avait tes yeux clairs et elle avait ton âge
C’était une … fille sans histoire et très sage
Mais elle n’est pas née comme toi ici et maintenant

Tạm dịch:

Cô bé có đôi mắt thật sáng ấy mặc chiếc váy nhung
Lơ đãng bên cạnh mẹ và gia đình, dưới nắng dịu cuối ngày
Tấm hình không còn rõ nữa, nhưng ai cũng có thể nhận thấy
Niềm hạnh phúc con người và sự bình yên của buổi chiều
Cô bé yêu âm nhạc, nhất là Schuman, và Mozart
Giống như em, giống như em đấy
Khi tôi nhìn em
Bé con đang ngủ và đang mơ gì đó
Giống như em, giống như em đấy
Cô bé đi học ở trường làng dưới kia
Em học những sách, em học những luật lệ
Em hát bài ca về những con ếch và những công chúa ngủ trong rừng
Cô bé yêu búp bê và bạn bè
Nhất là Ruth và Anna, và nhất là Jeremie
Và một ngày nào đó có thể cô bé sẽ làm đám cưới ở Varsovie
Cô bé tên là Sarah, tuổi chưa tròn tám.
Tuổi thơ cô bé êm ả, với những ước mơ cùng những làn mây trắng.
Nhưng rồi, có những kẻ đã khiến cuộc đời cô bé ấy khác đi.
Cô bé đó cũng có đôi mắt sáng như em và cũng trạc tuổi em
Một cô bé không còn lại gì và rất ngoan.
Nhưng cô bé lại không được sinh ra ở nơi đây và vào lúc này như em.

Đăng bởi: Lê Khánh Vân | Tháng Năm 26, 2017

Lời đầu tiên của bài hát : ” Life is a moment in space”

Sinh thời, ngoài là một ban nhạc nổi tiếng trên thế giới, ban tam ca Bee Gees còn viết khá nhiều ca khúc ăn khách cho các nghệ sĩ khác. Tình khúc Woman in Love (Người đàn bà đang yêu) nằm trong số này do ba anh em nhóm Bee Gees sáng tác cho Barbra […]

via BARBRA STREISAND… NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐANG YÊU !! — www.cuuhocsinhphuyen.com

Đăng bởi: Lê Khánh Vân | Tháng Mười Hai 1, 2016

Thế kỷ ánh sáng — Tuấn Khanh’s Blog

Những năm tháng là sinh viên, tôi hay tò mò về việc phân chia đất nước Đại Hàn. Một bên theo Tư bản và một bên theo Cộng sản. Nhất là vào những năm 80 và 90, tôi luôn ấn tượng về phong trào sinh viên Nam Hàn xuống đường biểu tình đòi thống […]

via Thế kỷ ánh sáng — Tuấn Khanh’s Blog

Đăng bởi: Lê Khánh Vân | Tháng Mười Một 25, 2016

Thư cho người bạn trẻ: khi chúng ta thất bại — Tuấn Khanh’s Blog

Trong một thời gian ngắn, rất nhiều sự kiện trên thế giới đem lại cho chúng ta những bài học về sự thất bại. Từ thất bại của một ứng cử viên tổng thống cho đến thất bại của một quốc gia bất ngờ về người lãnh đạo của mình. Rất nhiều những câu chuyện […]

via Thư cho người bạn trẻ: khi chúng ta thất bại — Tuấn Khanh’s Blog

Older Posts »

Chuyên mục